Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống vụ Đông Xuân 2021 chi tiết nhất

ủ lúa giống
4 phút, 54 giây để đọc.

Tại sao chúng ta cần xử lý hạt giống trước khi gieo bất kỳ loại cây trồng nào? Bởi vì chúng tôi yêu cầu cây trồng khỏe mạnh, (sạch bệnh) và năng suất cao. Mặc dù chúng tôi lựa chọn những hạt giống chất lượng, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên trải qua quá trình xử lý hạt giống để hạt nảy mầm tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh truyền qua hạt và đất. Hạt có thể được xử lý bằng hóa chất hoặc chế phẩm sinh học tự nhiên. Đặc biệt là lúa – cây đặc trưng của nền văn minh lúa nước tại nước ta.

Sinh ra tại mảnh đất cấy lúa những không bài ai cũng đủ hiểu đầy đủ về quy trình trồng lúa. Từ công đoạn chọn giống, ngâm ủ lúa rồi cả gieo cấy,… Để có được hạt lúa hạt gạo là không hề đơn giản. Trong phần viết sau, chúng ta hãy thảo luận thêm về quy trình xử lý hạt giống với các loại giống lúa khác nhau cũng như những lưu ý quan trọng trong công đoạn ngâm ủ lúa.

ủ lúa giống

Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống vụ mùa 2021

Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống – Đối với nhóm giống lúa lai (TH3-3, TH3 – 4, TH3 – 5…)

– Do đặc điểm hạt giống lúa lai có vỏ trấu mỏng, không khép kín nên rất dễ hút nước và nảy mầm nhanh hơn lúa thuần, đã được các công ty sản xuất xử lý trước nên không phải xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm.

– Tổng thời gian ngâm giống lúa lai khoảng 12 – 14 giờ (tùy theo nhiệt độ thời tiết trong ngày). Trong quá trình ngâm cứ 3 – 4 giờ phải thay nước một lần cho sạch chua.

Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống – Đối với nhóm giống lúa thuần (Thiên ưu 8, HDT8, Đài thơm 8, BT7, RVT, KD18, KD28, Nếp 97…)

Kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi ngâm

Trước khi ngâm phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 2 – 3 tiếng để tăng sức hút nước của hạt. Sau đó loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất, nấm bệnh bằng dung dịch nước muối 10 – 15%: Pha 1,5 kg muối hạt với 10 – 15 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết muối, sau đó đổ 10 kg lúa giống vào dung dịch nước muối đã pha, ngâm khoảng 10 – 15 phút vớt bỏ các hạt nổi, hạt lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạch.

ủ lúa giống

Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm đối với giống lúa liền vụ

Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong 2 phương pháp sau:

a. Dùng Supe lân (lân Lâm Thao):

Lấy 400 – 500g lân Lâm Thao hòa với 10 lít nước sạch, khuấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong, đổ ngâm 10 kg thóc giống trong 24 giờ, sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

b. Dùng Lufain 91A hoặc Lufain 91:

Hòa 1 gói Lufain 91A hoặc Lufain 91 với 8 – 10 lít nước ấm 540C (3 sôi 2 lạnh) ngâm 10 kg thóc giống trong 24 giờ (theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất). Sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

Ngâm hạt giống

– Sau khi xử lý loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất và phá ngủ, kích thích nảy mầm xong ngâm tiếp trong nước sạch khoảng 24 – 36 giờ. Trong quá trình ngâm cứ 10 – 12 giờ đãi sạch nước chua một lần.

– Nước dùng để ngâm lúa giống phải là nước sạch (như nước giếng khoan đã qua bể lọc hoặc nước mưa, nước máy…). Khi ngâm lúa để chỗ thoáng mát.

– Đối với lúa giống liền vụ: Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no nước khoảng 36 – 48 giờ. Cá biệt có giống phải ngâm đến 60 – 72 giờ.

– Đối với lúa giống cách vụ tổng thời gian ngâm khoảng 24 – 36 giờ.

– Hoặc quan sát thấy vỏ hạt lúa trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên có màu trắng và thấy mép hạt hơi sưng lên là đạt yêu cầu, đãi sạch rồi đem ủ.

ủ lúa giống

Kỹ thuật ủ hạt lúa giống

– Sau khi hạt lúa đã hút no nước, lượng hạt giống được đãi sạch nước chua để ráo nước; và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rá, bao tải rứa mỏng không tráng nilon hoặc đổ thành đống dày 5 – 7 cm. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rá); chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa) để vào nơi thoáng mát. Tuyệt đối không để đọng nước trong khi ủ.

– Thời gian ủ thúc mầm từ 24 – 30 giờ (giống lúa thuần), 12 – 16 giờ (giống lúa lai).

– Trong thời gian ủ lúa giống cần thường xuyên kiểm tra; nếu thấy lúa ủ bị khô cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước; để đảm bảo đủ ẩm và đảo đều cho hạt giống nảy mầm. Khi lúa giống nhú mầm như gai dứa hoặc mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo.

– Nếu thấy mống có tỷ lệ nảy mầm thấp (dưới 80%); phải sàng lọc những hạt chưa nảy mầm ủ tiếp rồi gieo sau.

– Kiểm tra nếu thấy lúa ủ bị bốc nóng và có mùi chua trong khi ủ; khẩn trương tán mỏng đống ủ để hạ nhiệt sau đó rửa sạch chua để ráo nước; rồi ủ tiếp đến khi lúa nảy mầm như gai dứa thì đem gieo.

Nguồn: Khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp trồng rau dền gai

Phương pháp trồng rau dền gai và công dụng của rau dền gai

Cây rau dền là một loại cây trồng lấy hạt và rau xanh. Cây phát triển hoa dài, có thể …
Xem Chi Tiết
cách trồng cây lạc tiên tại nhà

Phát hiện thú vị về cách trồng cây lạc tiên siêu đơn giản

Cây lạc tiên là loại cây thân leo, mọc hoang ở nhiều vùng miền Việt Nam. Dần dần, người ta …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng củ cải

Chia sẻ phương pháp trồng củ cải chuẩn VietGAP

Củ cải là cây trồng ưa mát. Trồng củ cải vào mùa xuân hoặc mùa thu để có hương vị …
Xem Chi Tiết
cây thì là

Chia sẻ phương pháp trồng cây thì là để kinh doanh

Ngoài những đóng góp trong nhà bếp; trồng cây thì là sẽ thu hút côn trùng có ích đến khu …
Xem Chi Tiết
phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm

Chia sẻ phương pháp trồng Lan Ngọc Điểm ra hoa chuẩn Tết

Cây lan Ngọc Điểm là một loài thực vật lan rừng có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc …
Xem Chi Tiết
Phương pháp trồng cam

Mách bạn phương pháp trồng cam siêu đơn giản mà năng suất cao

Cây cam thường được nhân giống bằng cách ghép cành. Nếu chúng ta muốn bắt đầu trồng cây cam từ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tổng hợp các phương pháp trị bệnh cho vật nuôi thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đôi lúc không thể tránh khỏi việc thủy sản nuôi bị bệnh. Bởi nguyên nhân …
Xem Chi Tiết

Biện pháp phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá Mú hiệu quả

Bệnh hoại tử thần kinh là một trong những chứng bệnh thường gặp ở cá mú. Số lượng cá nhiễm …
Xem Chi Tiết

Phòng một số bệnh cho cá chình trong ao đất hiệu quả

Cá chình được xem là một loài thủy sản có giá trị được người tiêu dụng ưa chuộng nhất hiện …
Xem Chi Tiết

Bỏ túi cách phòng bệnh trong chăn nuôi giống tôm càng xanh

Tôm càng xanh là một trong giống nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn …
Xem Chi Tiết

Phòng chống dịch bệnh khi nuôi cá kèo mang lại hiệu quả cao

Các dịch bệnh trên cá kèo thường xe xảy ra liên tiếp, một vụ chăn nuôi cá có thể mắc …
Xem Chi Tiết

Cách phòng bệnh nhiễm trùng ống tiêu hóa ở hàu phẳng hiệu quả

Được biết, hàu là một trong số các loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Đây là loài vô cùng phổ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bệnh tiêu chảy ở bê và nghé

Bệnh Tiêu chảy ở bê nghé: Cách phòng và điều trị hiệu quả tận gốc

Bệnh tiêu chảy ở bê nghé là một bệnh được đánh giá là khá phổ biển hiện nay và nguyên …
Xem Chi Tiết
Bệnh dịch ở gia súc

Chia sẻ: 4 bệnh dịch ở gia súc và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dịch ở gia súc ngày một gia tăng. Dịch bệnh phổ biến hơn ở những đàn được nuôi trong …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà

Bệnh tiêu chảy phân trắng, phân xanh cho gà hay còn gọi là bệnh bạch lị do một trong hai …
Xem Chi Tiết
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Giải pháp giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở lợn

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đàn lợn bị chết …
Xem Chi Tiết
Bệnh viêm vú ở bò sữa

Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm vú ở bò sữa hiệu quả nhanh

Bệnh viêm vú ở bò sữa là một tình trạng bệnh truyền nhiễm gây ra phản ứng viêm ở tuyến …
Xem Chi Tiết
Bệnh xê tôn huyết ở bò sữa

Bệnh xe tôn huyết ở bò sữa: Cách phòng và điều trị bệnh hồi phục nhanh nhất

Bạn có biết rằng nếu nuôi nhốt bò sữa cao sản trong môi trường căng thẳng, áp lực dễ khiến …
Xem Chi Tiết